Thớt gỗ và thớt nhựa là hai loại thớt rất phổ biến tại Việt Nam, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Vậy chúng ta nên sử dụng loại nào. Loại nào phù hợp với mình. Bạn có thể đã nhìn thấy thớt nhựa có nhiều màu sắc khác nhau, cũng như thớt gỗ có thiết kế khác nhau. Tin tốt là, cả thớt gỗ và nhựa đều hoàn toàn an toàn miễn là chúng được vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, mỗi loại thớt đều có những ưu điểm và nhược điểm. Hãy tìm hiểu kỹ hơn để bạn có thể chọn thớt tốt nhất cho nhà hàng hoặc nhà bếp của mình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ưu nhược điễm của mỗi loại thớt để giúp bạn biết nên dùng loại nào?
1. Thớt nhựa
Là loại thớt được làm từ nhựa. Ngày nay thớt nhựa cũng thường được sử dụng trong các quán ăn do nó có những ưu điểm riêng mà thớt gỗ không có.
Ưu điểm:
- Rất nhiều màu sắc khác nhau. Thiết kế hiện đại với nhiều mẫu mã rất đẹp mắt. Trong nhà bếp nên phân chia ra các công dụng thớt với các mục đich khác nhau. Nhiều màu sắc sẽ giúp việc phân biệt này tốt hơn
- Rất nhẹ, không bị thấm nước. Bền hơn khi sử dụng.
- Phù hợp để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực.
- Thớt nhựa có thể được sử dụng an toàn trong máy rửa bát đĩa. Dễ dàng bảo quản.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Không chịu được lực tác động lớn, không thích hợp để thái một số thực phẩm có nhiều chất béo vì sẽ rất khó làm sạch.
- Có nhiều vi khuẩn trên bề mặt nhựa đã qua sử dụng hơn.
- Mùi thực phẩm có thể bám lên bề mặt thớt trong thời gian rất lâu.
- Thớt nhựa không thể làm mới lại như thớt gỗ.
2. Thớt gỗ
Thớt gỗ là loại thớt được làm từ các loại gỗ như: Gỗ xà cừ, gỗ xao su, gỗ tràm, gỗ nghiến, hoặc cũng có thể làm từ tre…. Thớt gỗ vẫn là loại thớt được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhờ độ bền cao và thân thiện môi trường.
Ưu điểm:
- Tùy vào loại gỗ được làm thớt. Tuy nhiên so với thớt nhựa thì thứt gỗ luôn có độ đàn hồi cao, nặng, đằm, không trơn chạy khi cắt thái, phù hợp để chặt xương, chặt thịt.
- Bảo vệ lưỡi dao tốt. Khi băn, chặt, xắt không làm cùn hoặc mẻ dao.
- Chống vi khuẩn cũng như bảo vệ môi trường do gỗ sẽ dễ phân hủy hoàn toàn theo thời gian.
- Giá cả vừa phải. Với nhiều phân khúc giá cả đáp ứng được hầu hết nhu cầu của các đầu bếp và bà nội trợ.
- Có thể làm mới lại. Khi thớt cũ đi, mình có thể làm sạch bề mặt và sử dụng lại.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm trên, nhược điểm của thớt gỗ đó là:
- Dễ bị cong, vênh, nứt, mốc và tạo mùn trên bề mặt nên việc bảo quản cũng khó hơn.
- Những loại thớt gỗ có vết nứt dễ bị thẩm thấu nước, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.
- Không thể dùng thớt gỗ trong máy rửa bát đĩa.
3. Nên mua loại nào?
Theo nhiều nghiên cứu, thớt làm bằng nhựa dù đã được làm sạch và khử trùng đến vài lần mà vi khuẩn vẫn còn. Trong khi đó, vi khuẩn sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại trên bề mặt thớt làm bằng gỗ, ngay cả khi thức ăn được băm chặt nhiều lần bằng lưỡi dao sắc.
Điều này cho thấy so với thớt gỗ, thớt nhựa khó mà so bì được về độ vệ sinh an toàn và sạch khuẩn.
Bên cạnh đó, thớt nhựa cũng kém bền bỉ hơn nay bạn phải thay thế loại thớt này thường xuyên và gây ô nhiễm môi trường vì loại thớt này không tái chế được.
Một chiếc thớt nhựa sẽ bị vứt đi ngay khi nó bị hỏng, trong khi đó một chiếc thớt gỗ cứng có thể tốn nhiều chi phí ban đầu.
Như vậy, dựa trên những phân tích trên, có thể thấy rằng việc chọn mưa thớt gỗ vẫn nên được ưu tiên hơn trong nhiều gia đình.
Một số lưu ý khi sử dụng thớt gỗ và thớt nhựa:
Không nên sử dụng thớt đã quá cũ: Một khi thớt của bạn bắt đầu bị nứt hoặc có các rãnh rất khó để làm sạch, điều này sẽ rất dễ dàng cho vi khuẩn sinh sống trong đó. Đây chính là thời gian để thay một chiếc thớt mới.
Không sử dụng 2 mặt thớt: Đây là sai lầm phổ biến mà bạn nên bỏ. Bởi khi sử dụng thớt, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt thớt.
Không nên thái rau và thịt sống trên cùng một thớt: Điều này đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Thịt sống rất dễ sản sinh ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường không cao, không ít loại rau còn có thể ăn sống trực tiếp, nếu ta sử dụng chung một chiếc thớt để thái rau và thái thịt cùng lúc sẽ rất dễ tạo nên lây nhiễm vi khuẩn chéo.
Không dùng miếng thép chà thớt: Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước, đây là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Thay miếng thép bằng miếng vải mềm để không bị xước trong quá trình chà rửa thớt.
Sau khi chà rửa bạn nhớ không để thớt nằm ngang, bởi có thể khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.