1. Ngâm thớt thời gian dài trong nước muối hoặc dấm, nước chanh..
Thớt gỗ là một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Hầu hết trong bếp mỗi nhà đều có ít nhất một cái thớt gỗ. Tuy nhiên, sử dụng thớt gỗ lại có nhược điểm là dễ thấm mùi nguyên liệu, thấm nước, lâu sẽ bị mốc.
Trên các website diễn dàn, kể cả những trang web uy tín đều viết các bài viết về cách xử lý thớt gỗ mới mua. Tuy nhiên sau đây là những sai lầm nếu các bạn làm theo sẽ bị tác dụng ngược.
Điều cần làm sau khi mua về là các bạn rửa sạch sẽ bằng nước rửa chén, cất nơi khô ráo. Các bạn cũng có thể phơi nhẹ ngoài nắng cho khô sau khi rửa. Tuy nhiên sau khi khô bạn phải mang cất nơi khô ráo và thoáng khí.
2. Phơi thớt trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Nếu phơi như vậy, thớt sẽ bị cong vênh và rạn nứt do nhiệt độ cao. Tuy nhiên chúng ta cũng nên phơi thớt sau khoảng một thời gian sử dụng, ánh náng có thể tiêu diệt các vi khuẩn và chống ẩm mốc và chúng ta nên phơi trong một thời gian vừa phải.
3. Sau khi sử dụng, rửa sạch thớt và bọc vo nilong để giữ ẩm cho thớt
Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Nếu làm như vậy sẽ làm cho thớt dễ bị ẩm mốc, vi khuẩn sinh sôi. Chúng ta sau khi sử dụng có thể treo hoặc bỏ vô kệ đựng thớt nơi khô ráo, thoáng khí. Tránh trường hợp bỏ ở những nơi ẩm ướt hoặc luôn có nước.
4. Chà mạnh bằng dẻ lau cùng với giấm và soda hay các chất tẩy rửa.
Nếu làm như vậy sẽ làm cho thớ gỗ bị xù ra. Bề mặt thớt sần sùi rất dễ bị vi khuẩn và ẩm mốc phát triển. Chúng ta nên dùng dẻ mềm rửa bằng nước rửa chén hoặc nước muối.