Thớt là một đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng và bảo quản thớt đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn hay gặp phải.
Không dùng 1 thớt để chế biến thức ăn sống và chín
Điều này sẽ tránh được nguy cơ gây nhiễm khuẩn chéo có thể rất nguy hiểm như đã phân tích ở phần đầu. Để tránh các bệnh lây nhiễm chéo, mỗi gia đình nên có tối thiểu hai cái thớt, một dùng cho thực phẩm tươi sống, một cho thực phẩm chín. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, nên có thêm một cái riêng để sơ chế thức ăn cho bé.
Không sử dụng cả 2 mặt thớt
Thay vì dùng nhiều loại thớt trở lên, nhiều người thường sử dụng hai mặt của thớt, một mặt để cắt thịt, một mặt để cắt cá hoặc cắt thức ăn chín và cắt thức ăn sống… Cách dùng khá phổ biến này đang sai hoàn toàn. Vì khi dùng thớt, một mặt còn lại sẽ phải để tiếp xúc với mặt bàn, nền nhà, kệ bếp… Đây cũng chính là những nơi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bị bẩn. và có thể truyền qua mặt thớt. Đôi khi bạn có rửa sạch thì vẫn không thể đảm bảo rằng đã rửa được hết những vi khuẩn đó hay chưa.
Không dùng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo hoặc quá cũ
Đa phần các loại thớt gỗ sau một thời gian dùng sẽ dễ bị thấm nước, bị mùn, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo nhau hoặc bị ẩm mốc… khiến các loại ký sinh trùng gây bệnh dễ bám vào và phát triển. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho đồ ăn rất cao. Tốt nhất là nên thay thớt mới sau 6 tháng sử dụng. Nếu sử dụng nhiều, thời gian thay thớt cần sớm hơn.
Lưu ý đến chất liệu và nguồn gốc của thớt
Phần lớn thớt gỗ, thớt nhựa không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường thường rất khó đảm bảo chất lượng. Ngoài chất liệu chính là gỗ, nhựa, thủy tinh… nhiều nhà sản xuất còn dùng các chất phụ gia khi sản xuất để thớt chắc, cứng và bóng hơn. Những chất phụ gia này có thể thấm, bong ra trộn lẫn vào trong thực phẩm khi chế biến mà bạn khó có thể kiểm soát được. Vậy nên hãy chọn thớt của những thương hiệu uy tín để biết rõ chất liệu, xuất xứ của thớt để đảm bảo an toàn.
Càng những đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc ở những môi trường đẳng cấp, kỹ năng sử dụng thớt càng không thể hời hợt. Vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng, thương hiệu của nơi họ làm việc và cả bản thân họ.
Hy vọng những chia sẻ về kỹ năng sử dụng thớt trên đây sẽ giúp các đầu bếp và những người làm nội trợ có thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích trong nấu ăn và phát triển sự nghiệp nghề bếp của mình.